Phục hình tháo lắp toàn hàm là giải pháp phục hình mất răng hiệu quả. Giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, đảm bảo thẩm mỹ tốt nhất. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết hơn về phương pháp này. Bạn đọc cùng tìm hiểu để lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp.
Nội dung chính
Nguyên nhân khiến bạn mất răng nguyên hàm
Trước khi các bạn tìm hiểu phương pháp phục hình tháo lắp toàn hàm là gì, có ảnh hưởng gì… Các bạn đọc cần nắm rõ một số nguyên nhân khiến bạn mất răng nguyên hàm. Theo đó, một số thủ phạm chính phải kể đến như:
Mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, nha chu, chấn thương hay do tai nạn.
Do tuổi tác.
Bẩm sinh bị thiếu mất răng ở vị trí nào đó.
Sự thay đổi hormone trong độ tuổi dậy thì hay khi mang thai.
Ăn thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt, cứng, dẻo hay thực phẩm nóng, lạnh.
Thường xuyên uống cà phê, thuốc lá hay bia rượu.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Không lấy cao răng thường xuyên.
Không khám răng định kỳ…
Mất răng toàn hàm ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ, khả năng nhai và thay đổi gương mặt. Không những thế, tình trạng này còn kéo theo hệ lụy về đường tiêu hóa, đường ruột. Không những thế, tình trạng tiêu xương hàm cũng có thể khiến gương mặt bị lão hóa sớm.
Phục hình tháo lắp toàn hàm là gì?
Phục hình tháo lắp toàn hàm hay còn gọi là làm răng giả tháo lắp. Đây là giải pháp giúp phục hình răng đã mất, cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai. Hàm răng giả sẽ được thiết kế phù hợp với tình trạng mất răng của mỗi người. Người bệnh sẽ đeo răng giả khi nhai và có thể tháo ra khi vệ sinh răng.
Theo các bác sĩ, phục hình tháo lắp toàn hàm có thể áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng. Có thể là mất 1 răng, nhiều răng hay toàn hàm.
Giải pháp này phù hợp cho những người bị mất răng nhưng không đủ điều kiện để trồng răng. Điển hình như sức khỏe yếu, hàm không đảm bảo hay không muốn trồng răng sứ hay implant.
Dựa vào nhu cầu của người sử dụng, phục hình tháo lắp toàn hàm được phân thành 2 loại. Bao gồm:
Hàm răng giả bán phần: Áp dụng cho trường hợp mất một hoặc nhiều răng. Răng giả sẽ được gắn lên khung kim loại hoặc nhựa dẻo. Người bệnh sẽ đeo vào hàm khi ăn nhai.
Hàm răng giả toàn bộ: Áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng hoặc toàn hàm. Răng giả sẽ được trùm trực tiếp lên nướu hoặc cả phần xương hàm.
Ưu điểm khi phục hình tháo lắp toàn hàm
Phục hình tháo lắp toàn hàm có tốt không là băn khoăn của không ít người? Cụ thể, giải pháp này mang đến nhiều ưu điểm nổi bật cho người bệnh như:
Có thể sử dụng lâu dài nếu biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách.
Giúp người bệnh ăn uống, vệ sinh dễ dàng hơn bởi giúp phục hồi hoàn toàn chức năng ăn nhai.
Răng được phục hình đầy đủ còn giúp hạn chế mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, viêm lợi.
Mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ, giúp người bệnh tự tin trong giao tiếp.
Chi phí thấp hơn so với phương pháp phục hình khác.
Khắc phục tình trạng móm, nếp nhăn quanh môi hay sụp cơ mặt.
Quy trình phục hình răng toàn hàm tháo lắp
Mỗi cơ sở nha khoa sẽ có quy trình phục hình răng toàn hàm tháo lắp khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại đều trải qua những bước sau:
– Thăm khám tư vấn, chụp phim
Người bệnh sẽ được thăm khám tổng quát để kiểm tra tình trạng răng miệng. Dựa vào tình trạng răng mất bác sĩ sẽ chụp phim khung hàm và vùng mất răng. Từ đó, có cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo.
– Vệ sinh sát khuẩn, khoang miệng
Để đảm bảo an toàn trong quá trình gắn răng giả tháo lắp. Người bệnh sẽ được vệ sinh và sát khuẩn khoang miệng. Nhờ đó, hạn chế viêm nhiễm hay lây lan các bệnh về răng miệng.
– Lấy mẫu dấu hàm, sau 1-2 ngày thử răng và ép nhựa hoàn tất
Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy dấu, đo khung hàm tháo lắp và kích cỡ răng cần phục hình. Mục đích để đảm bảo thẩm mỹ, khả năng chịu lực và khả năng nhai. Sau đó, các thông tin sẽ được đưa đến bộ phận kỹ thuật để chế tác răng giả.
– Lắp và hướng dẫn cách chăm sóc
Bác sĩ sẽ lắp răng cho người bệnh vào đúng vị trí. Đồng thời, đánh bóng để giúp răng có được sự tự nhiên như răng thật. Cuối cùng, bác sĩ sẽ dặn dò cách chăm sóc sau khi phục hình răng toàn hàm.
– Chăm sóc và vệ sinh răng tháo lắp đúng cách
Phương pháp phục hình tháo lắp toàn hàm thực hiện đơn giản, dễ tháo lắp và vệ sinh tại nhà. Tuy nhiên, các bạn cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ. Để tránh bị nhiễm khuẩn và gây các bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng.
Trong quá trình sử dụng, răng thật cần nghỉ ngơi nên vào ban đêm răng giả sẽ được tháo ra. Sau đó, các bạn ngâm răng giả trong nước sạch. Còn với răng giả cố định, các bạn vẫn vệ sinh răng giả như răng thật. Đồng thời, nên đi massage thường xuyên để lợi hồng hào và khỏe mạnh.
Dưới đây là cách vệ sinh răng giả tháo lắp đúng cách:
Vệ sinh răng giả bằng bàn chải mềm, nước muối và xà bông ít nhất 1 lần/ngày. Đối với răng giả các bạn không nên dùng kem đánh răng vì có thể gây bào mòn răng.
Ngâm răng giả tháo lắp trong nước pha giấm với tỉ lệ 1:1 ít nhất 1 lần/ngày. Hoặc thoa gel nha khoa 1 – 2 lần/ngày để hạn chế nấm tấn công.
Vệ sinh nướu ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn.
Ngâm bàn chải vệ sinh răng giả trong dung dịch nước clorox ít nhất 1 lần/ tuần.
Súc miệng với nước súc miệng sau khi tháo răng giả.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về phục hình tháo lắp toàn hàm. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ này để có được hàm răng thẩm mỹ. Bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ kịp thời.