Nhổ răng người lớn khi nào cần nhổ? Quy trình và lưu ý khi nhổ răng

Nhổ răng người lớn và 4 điều cần biết

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị các bệnh lý về răng miệng. Từ đó, hạn chế chỉ định nhổ răng và bảo toàn răng tối đa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp bác sĩ buộc phải nhổ răng người lớn.

Vậy những trường hợp nào cần phải nhổ răng ở người lớn? Quy trình thực hiện ra sao? Cần lưu ý những vấn đề gì trước và sau khi nhổ răng? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này.

Nhổ răng là gì? Khi nào cần phải nhổ răng ở người lớn?

Nhổ răng là thủ thuật giúp loại bỏ răng khỏi ổ răng trong xương. Thủ thuật này thường được chỉ định trong trường hợp răng bị tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời, tổn thương có thể ảnh hưởng tới các răng khỏe mạnh xung quanh.

Cụ thể hơn, nhổ răng người lớn thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Răng bị sâu, viêm tủy hay viêm nha chu mức độ nặng.
  • Răng mọc lệch, mọc lộn xộn.
  • Răng khôn mọc ngầm.
  • Nhổ bớt răng để thực hiện niềng răng chỉnh nha.

Nhổ răng ở người lớn là thủ thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên, đòi hỏi bác sĩ thực hiện có chuyên môn tốt, thiết bị hiện đại. Có như vậy mới đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh.

nho-rang-nguoi-lon

Quy trình nhổ răng ở người lớn

Có hai phương pháp nhổ răng người lớn gồm nhổ răng thông thường và nhổ răng phẫu thuật. Mỗi phương pháp sẽ có quy trình thực hiện khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nhổ răng thông thường

Kỹ thuật này thường được áp dụng trên một chiếc riêng có thể quan sát trong miệng. Phương pháp này hầu hết các nha sĩ đều có thể thực hiện.

Trước khi nhổ răng, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ bẩy răng để làm răng lung lay. Sau đó, dùng dụng cụ kẹp để nhổ răng.

  • Nhổ răng phẫu thuật

Kỹ thuật này được áp dụng để nhổ một chiếc răng bị gãy ở mép nướu hoặc răng mọc ngầm. Phương pháp này thường được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật miệng. Hoặc cũng có thể được thực hiện bởi nha sĩ.

Đầu tiên, bác sĩ rạch một đường nhỏ ở nướu của người bệnh. Hoặc cũng có trường hợp phải loại bỏ xương xung quanh răng. Thậm chí, có trường hợp phải cắt nửa răng để nhổ răng.

Được biết, với kỹ thuật nhổ răng thông thường, người bệnh có thể được gây tê cục bộ. Cũng có những trường hợp không cần gây tê mà người bệnh không bị đau đớn.

Riêng với nhổ răng phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ hoặc gây mê thông qua tĩnh mạch. Cũng có những trường hợp phải gây mê toàn thân.

Lưu ý trước và sau khi nhổ răng người lớn

Bên cạnh tay nghề bác sĩ, thiết bị máy móc thì những lưu ý trước và sau nhổ răng rất quan trọng. Giúp quá trình nhổ răng đạt hiệu quả tốt nhất, tránh viêm nhiễm.

nho-rang

Theo các chuyên gia, trước và sau khi nhổ răng, người bệnh cần lưu ý:

– Trước khi nhổ răng

Trước khi nhổ răng người lớn, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Đồng thời, lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng khi nhổ răng.

Trước khi nhổ răng cần chia sẻ với bác sĩ về tình trạng của bản thân. Điển hình như:

  • Người bệnh có trong kỳ nguyệt san hay đang mang thai và cho con bú không.
  • Bệnh nhân có mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường…
  • Bệnh nhân có gặp các vấn đề về thần kinh, mệt mỏi, stress?
  • Có dị ứng với hay đang dùng thuốc?

Thời gian thích hợp để nhổ răng người lớn là buổi sáng sau khi ăn no hoặc đầu giờ chiều. Mục đích để bác sĩ dễ dàng theo dõi chảy máu sau nhổ răng. Ngoài ra, trước khi nhổ răng nên chuẩn bị tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Nếu khi nhổ răng thấy căng thẳng, chóng mặt thì nên báo ngay với bác sĩ.

– Sau khi nhổ răng 

Sau khi nhổ răng người lớn, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng như đau, chảy máu, sưng… Nếu xuất hiện những triệu chứng này thì bạn không nên quá lo lắng. Vì đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường.

Để giảm bớt những khó chịu sau khi nhổ răng, các bạn cần lưu ý:

  • Hạn chế chảy máu 

Người bệnh nên cắn chặt bông gòn khoảng 1 – 1,5 giờ sau khi nhổ răng để cầm máu. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi ngừng hẳn.

  • Giảm đau 

Để giúp bệnh nhân hạn chế đau đớn, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. Người bệnh cần tuân thủ việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Giảm sưng 

Thông thường, sau khi nhổ răng người lớn, bên má nhổ răng sẽ sưng. Để giảm sưng, các bạn hãy chườm túi lạnh ở ngoài má trong ngày đầu tiên. Lưu ý, chỉ chườm khoảng 15 phút/lần, túi lạnh nên để trong ngăn mát. Còn những ngày tiếp theo nên đắp khăn ấm để tan máu tụ và giảm sưng.

  • Ăn uống

Trong những ngày đầu, người bệnh nên ăn cháo loãng và uống sữa. Đồng thời, nên uống nhiều nước ép dâu tây, sữa đậu nành. Giúp hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

Sau 1 tuần, các bạn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Nên hạn chế thực phẩm quá cứng, quá lạnh, quá cay hay đồ uống có ga, rượu bia…

  • Nghỉ ngơi

Sau khi nhổ răng người lớn, các bạn nên nghỉ ngơi khoảng 24 giờ, không nên làm việc quá sức. Lưu ý, không cho tay hay vật dụng khác vào vị trí nhổ răng.

Khi nào nên gọi điện cho bác sĩ?

Các bác sĩ khuyến cáo, sau khi nhổ răng, người bệnh cần quay lại cơ sở nha khoa nếu:

  • Cơ thể bị sốt, ớn lạnh hoặc tấy đỏ.
  • Tình trạng chảy máu không thuyên giảm.
  • Vết sưng không giảm mà nghiêm trọng hơn.
  • Khó nuốt khi ăn uống.
  • Lưỡi, cằm, môi bị tê cứng sau 3 – 4 giờ làm thủ thuật.
  • Vị trí nhổ răng bị đau đớn. 

Trên đây là tất tần tật những thông tin về nhổ răng người lớn mà các bạn không nen bỏ qua. Để quá trình nhổ răng đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín. Không nên vì ham rẻ mà lựa chọn cơ sở kém chất lượng. Để tránh những biến chứng không mong muốn sau khi nhổ răng.

5/5 - (1 bình chọn)
HOTLINE ĐẶT LỊCH HỖ TRỢ