Bọc răng sứ có đau không là mối lo ngại của nhiều người khi đứng trước lựa chọn phục hình cho hàm răng của mình. Vậy, thực chất bọc răng sứ có đau hay không? Tại sao lại đau và giải pháp nào để ca bọc răng sứ diễn ra nhẹ nhàng? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Bọc răng sứ có đau không?
Theo các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình răng, việc bọc răng sứ không đau chưa hẳn là đúng. Điều này bắt nguồn từ quy trình bọc răng sứ được thực hiện qua các bước:
Bước 1: Khám, chụp X-quang và tham khảo tư vấn của bác sĩ về kế hoạch điều trị. Dựa trên cơ địa của mỗi người để xác định quy trình riêng.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng. Có thể chữa tủy tùy theo từng trường hợp răng bị mẻ, vỡ lớn,…
Bước 3: Gây tê và mài cùi lớp bên ngoài những răng cần điều trị. Sau đó sẽ gắn tạm răng để sử dụng trong thời gian chờ bọc răng sứ.
Bước 4: Lấy dấu răng. Bước này yêu cầu bác sĩ phải xem xét màu sắc răng phù hợp với hàm răng, hình dạng tương đồng và độ khít sát với đường nướu,…
Bước 5: Gắn răng sứ vĩnh viễn sau khi được sự đồng ý của khách hàng ở bước lấy dấu răng.
Bước 6: Tư vấn quy trình vệ sinh và bảo vệ răng sau khi bọc răng sứ.
Mài cùi răng gây đau
Nhìn chung, quy trình bọc răng sứ hầu như không gây đau cho người bệnh. Tuy nhiên, trước khi bọc, các bác sĩ cần phải mài đi một lớp men răng thật. Mục đích là để khi lắp mão răng hoặc chụp răng sứ khớp vào nhau, không bị chênh lệch.
Việc mài cùi răng sẽ làm lộ phần ngà răng và đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ không xuất hiện khi bạn được gây tê toàn vùng điều trị. Do vậy, bạn có thể loại bỏ lo lắng bọc răng có đau không.
Bọc răng sứ không lấy tủy gây đau
Sau khi lấy tủy răng, bọc răng sứ không đau. Vì lúc này răng đã bị mất cảm giác. Tuy nhiên, về sau trong quá trình sử dụng, răng sẽ dễ bị gãy, vỡ, giòn, không được bền. Do đó, các bác sĩ có tay nghề cao thường khuyên bệnh nhân cố gắng chịu đau và không lấy tủy khi làm răng sứ. Thực tế, làm răng sứ không lấy tủy không khó. Nhưng đòi hỏi bác sĩ phải thật sự khéo léo, có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm.
Ngược lại, nếu một bác sĩ “non tay” khi bọc răng sứ không lấy tủy sẽ mắc các lỗi cơ bản như:
– Không kiểm tra răng miệng kỹ càng.
– Mài cùi răng quá sâu
– Tiêm thuốc gây tê không đủ
– Tính toán sai lệch,…
Điều này khiến khách hàng bị đau, nhức và khó chịu khi bọc răng sứ và sau khi sử dụng. Thậm chí, nhiều trường hợp do lấy tủy không đúng cách gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nguy hiểm hơn nữa là các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Sau khi bọc răng sứ có đau không?
Ca bọc răng sứ có thành công hay không phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ cũng như kỹ thuật công nghệ áp dụng vào quá trình thực hiện. Nếu sau khi bọc răng sứ bị đau, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân:
Bác sĩ lấy dấu răng sai
Sau khi mài cùi, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng để có được khuôn mẫu vật lý chính xác toàn bộ hàm răng của khách hàng. Bao gồm lấy dấu răng đã được mài chỉnh và lấy dấu khớp cắn hai hàm. Bước này cần thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ để có kết quả chính xác. Nếu có sự chênh lệch, kích thước cùi răng và mão sứ chế tạo không khớp nhau. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng răng bị vênh, cộm, thậm chí gây đau nhức, khó chịu trong quá trình nhai cắn.
Mài cùi răng sơ sài
Mài cùi răng được thực hiện trong khoảng 20 – 30 phút. Bước này phải được thực hiện chuẩn xác để làm trụ gắn răng sứ bên ngoài. Nếu mài răng quá nhỏ hoặc quá to, mão sứ không khớp sẽ gấy đến bị cộm. Ngoài ra, nếu khớp cắn bị lệch mà không được điều chỉnh kịp thời, sẽ tạo thành khe hở, khiến thức ăn dễ bị giắt vào, gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng và dẫn đến hôi miệng, sâu răng,…
Vệ sinh răng miệng chưa kỹ trước khi bọc răng
Trước khi bọc răng sứ, khách hàng phải được vệ sinh răng miệng thật sạch. Việc này nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm trong quá trình lắp răng và về sau. Nếu bệnh nhân không được vệ sinh răng miệng đúng cách, bao gồm cạo vôi răng và điều trị các bệnh lý răng miệng. Đây sẽ là nguyên nhân khiến răng sứ bị cộm, gây khó chịu và đau sau khi bọc răng.
Như vậy, bọc răng sứ có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng nhất vẫn là trình độ, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp độc giả hạn chế tối đa việc bị đau khi bọc răng sứ.