Trám răng thẩm mỹ là gì? Lợi ích, quy trình và khi nào nên trám?

Trám răng thẩm mỹ và những điều bạn biết

Trám răng thẩm mỹ được biết đến là giải pháp phục hình răng thẩm mỹ hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về phương pháp này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ trám răng thì đừng bỏ lỡ bài viết sau.

Trám răng thẩm mỹ là gì?

Trám răng thẩm mỹ hay còn gọi là hàn răng. Đây là giải pháp phục hình răng – nâng cấp cho răng khi bị tổn thương. Với phương pháp này, răng sau khi trám sẽ được tái tạo về màu sắc và hình thể. Cụ thể, bác sĩ sẽ đưa vật liệu trám răng cao cấp lên răng. Sau đó, tạo hình và khắc phục các khuyết điểm của răng.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp này chính là mang đến vẻ đẹp hoàn chỉnh. Kỹ thuật này nhanh chóng, mang lại hiệu quả và rất an toàn cho người bệnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật nha khoa đơn giản. Tuy nhiên, hiệu quả mang đến rất tuyệt vời, giúp bạn sở hữu nụ cười tươi tắn, tự tin.

tram-rang-tham-my

Trường hợp nào nên trám răng thẩm mỹ?

Để biết được trường hợp nào nên trám răng thẩm mỹ là một điều không hề khó. Các bạn nên đến trực tiếp các cơ sở nha khoa để được thăm khám và tư vấn chi tiết. Thông thường, kỹ thuật này thường được áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Răng bị sâu hay chớm sâu, điều trị lỗ sâu hay điều trị tủy.
  • Răng bị hở, mòn men, hở kẽ nhỏ.
  • Răng bị sứt, vỡ.
  • Răng khấp khểnh mức độ nhẹ.
  • Bị thiểu sản men răng, mòn cổ răng.
  • Trám lại răng thưa để tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Lợi ích của trám răng thẩm mỹ

Như đã chia sẻ ở trên, trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật mang đến nhiều lợi ích. Có thể điểm qua một số lợi ích dưới đây:

  • Tái tạo lại hình thể cho hàm răng, giúp răng bền đẹp hoàn hảo.
  • Ngăn ngừa sâu răng.
  • Giúp bảo vệ răng khi điều trị viêm tủy hay sâu răng.
  • Bảo tồn tối đa cho răng thật.
  • Đảm bảo độ bền cho răng, giúp việc ăn nhai tốt hơn.

Quy trình trám răng thẩm mỹ tại bọc răng sứ thẩm mỹ

Nói đến kỹ thuật trám răng thẩm mỹ chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc về quy trình thực hiện. Thực tế, quy trình trám răng diễn ra nhanh chóng, đơn giản. Do đó, các bạn không nên quá lo lắng khi được bác sĩ chỉ định trám răng.

Theo đó, quy trình trám răng sẽ diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám ở vùng răng cần trám. Từ đó, tư vấn cho khách hàng về cách trám răng, vật liệu trám phù hợp.

  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Để tránh viêm nhiễm trong quá trình trám răng, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh răng miệng. Cụ thể, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Sau đó, được bác sĩ sát trùng ở vùng răng cần trám.

  • Bước 3: Gây tê và tạo hình xoang trám

Với trường hợp răng sâu nặng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Nhằm giúp bạn không còn cảm giác đau đớn khi trám răng.

Tiếp đến, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu. Sau đó, dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám phù hợp với chật liệu và kỹ thuật trám.

  • Bước 4: Tiến hành trám răng

Sau khi vùng răng cần trám đã được làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Cụ thể:

+ Bác sĩ bôi dung dịch axit nhẹ lên răng cần trám.

+ Phủ lớp keo để tạo độ dính.

+ Chiếu đèn quang giúp lớp keo nhanh khô.

+ Bác sĩ dùng vật liệu Composite để trám từng lớp mỏng. Sau đó, điêu khắc miếng trám theo hình dáng của răng.

+ Chiếu đèn quang để Composite và răng liên kết thành khối đồng nhất.

  • Bước 5: Chỉnh sửa vết trám

Ở bước này, bác sĩ sẽ chỉnh sửa vết trám, đồng thời loại bỏ phần dư thừa, đánh bóng… Giúp cho răng được trơn láng và đạt hiệu quả tốt nhất. 

Chăm sóc sau khi trám răng thẩm mỹ 

Chế độ chăm sóc sau khi trám răng thẩm mỹ rất quan trọng. Bởi nếu không chăm sóc đúng cách bạn vẫn có thể bị sâu răng hay gặp các vấn đề khác. Do đó, sau khi trám răng, các bạn cần lưu ý:

  • Sau khi trám răng 2 giờ, bạn nên kiêng ăn uống. Mục đích để vật liệu trám có thời gian khô và cố định trên răng.
  • Không nên sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi một số vật liệu trám có thể dẫn nhiệt và khiến răng ê buốt.
  • Hạn chế thực phẩm cứng hoặc dai vì có thể khiến vật liệu trám bị bong và rơi ra ngoài.
  • Hạn chế nước uống như cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá… Bởi có thể khiến răng bị xỉn màu mất thẩm mỹ.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần vào buổi sáng và tối. Sử dụng bàn chải mềm và thay bàn chải 3 tháng/lần. Khi vệ sinh răng miệng nên thao tác chải dọc thân răng. Không nên chải ngang vì có thể gây mòn cổ chân răng.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý về răng miệng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về kỹ thuật trám răng thẩm mỹ. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ này hay còn thắc mắc cần được tư vấn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Rate this post
HOTLINE ĐẶT LỊCH HỖ TRỢ