Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau khi bọc răng sứ, rất nhiều khách hàng phản hồi về hơi thở có mùi khiến họ thiếu tự tin trong giao tiếp. Vậy, bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Thực hư tình trạng này như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? 

Bọc răng sứ được biết đến là giải pháp cho việc khôi phục và cải thiện chức năng ăn nhai. Nó được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng bị mất răng, vàng ố, sâu, nhiễm màu,…Đây cũng là cách giúp bệnh nhân cải thiện được sức khỏe và tính thẩm mỹ của hàm răng.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện phương pháp này, nhiều khách hàng phản hồi rằng “dù tự tin với hàm răng của mình nhưng hơi thở lại có mùi khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống và công việc. Vậy thực hư nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như thế nào?

Bọc Răng Sứ bị Hôi Miệng là do đâu?

Nguyên nhân bọc răng sứ gây hôi miệng

Để giải mã câu hỏi “Bọc răng sứ có bị hôi miệng không”, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân xuất hiện tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ dựa trên nghiên cứu, khảo sát của nha sĩ và bệnh nhân như sau:

  • Trình độ và tay nghề của bác sĩ

Trình độ, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ cao sẽ hạn chế được những sai sót trong thao tác. Quá trình thực hiện các thao tác chế tạo, tính toán lắp đặt mão sứ và trụ răng không được thực hiện đúng quy chuẩn, dẫn đến tình trạng chúng không khớp với nhau, tạo nhiều khe hở giữa các răng. Đây là điều kiện để thức ăn có thể bám sâu lâu ngày, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến tình trạng hôi miệng. 

  • Chất liệu răng sứ

Do chất liệu răng sứ mà bệnh nhân lựa chọn khi bọc răng sứ. Trong đó, loại răng sứ kim loại là loại răng dễ gây tình trạng hôi miệng sau khi bọc. Loại răng sứ này có ưu điểm là giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều người. 

Nhưng nhược điểm của loại răng sứ kim loại đó là sau một thời gian sử dụng, nó sẽ gặp phản ứng oxy hóa do tác động của axit từ nước bọt hoặc từ thức ăn. Từ đó gây nên mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. 

  • Vệ sinh răng miệng

Do quá trình vệ sinh răng miệng của bệnh nhân không đúng cách và đảm bảo. Dẫn đến thức ăn bám giắt lại ở các kẽ răng, chân răng không được làm sạch kỹ lưỡng. 

  • Nguyên nhân khác

Do bệnh nhân dị ứng với các chất liệu tạo nên răng sứ, đặc biệt là răng sứ kim loại và răng sứ titan. Ngoài ra, nguyên nhân gây hôi miệng có thể do bệnh nhân trước đó đã mắc bệnh hôi miệng sẵn nhưng chưa chữa trị kịp thời. Vì vậy, khi tiến hành bọc răng sứ vẫn xảy ra hiện tượng hôi miệng.

Khắc phục vấn đề hôi miệng sau bọc răng sứ bằng cách nào?

Vậy, bọc răng sứ bị hôi miệng có khắc phục được không? Làm sao để tránh khỏi tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng? Để khắc phục hiện tượng này, chúng ta có thể tham khảo những cách như sau:

  • Chọn địa chỉ uy tín

Trước khi thực hiện bọc răng sứ, bạn nên tìm hiểu kỹ về địa chỉ bọc răng uy tín. Đầu tiên là uy tín, tay nghề và kinh nghiệm của các bác sĩ phụ trách. Ngoài ra còn có trang thiết bị áp dụng trong quá trình lắp đặt răng sứ cũng như chất lượng của sản phẩm răng sứ,…Như vậy mới có thể đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho hàm răng của mình. 

  • Thay thế chất liệu răng sứ

Nếu bạn rơi vào trường hợp bị dị ứng với sườn răng kim loại hay Titan thì hãy thay thế bằng một chất liệu răng sứ khác như: răng toàn sứ Ceramill, HD, Nacera, Cercon HT, Liminate, răng sứ thủy tinh Emax, Lisi,… Dựa trên tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

  • Điều chỉnh kỹ thuật lắp ráp

Nếu xuất phát từ nguyên nhân là kỹ thuật lắp ráp có sự sai lệch, bạn nên phản hồi lại với phòng khám để được kịp thời điều chỉnh lại cho phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ tháo ra để lắp lại sao cho các vị trí đó khớp với nhau.

  • Khắc phục bệnh lý hôi miệng

Bạn cần phải chữa trị bệnh lý hôi miệng trước đã rồi mới đặt lịch bọc răng sứ. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa hôi miệng bằng lá ổi, gừng, lá trầu không,… Hoặc sử dụng các loại nước súc miệng có công dụng trị hôi miệng. 

  • Chế độ chăm sóc răng miệng

Theo các chuyên gia về răng miệng, mỗi người cần đánh răng ít nhất ngày 2 lần. Nên sử dụng bàn chải lông mềm và đánh theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Ngoài ra, cần sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch khoang miệng . Và không quên dùng chỉ nha khoa để lấy sạch những thức ăn còn bám trên các kẽ hở của răng.

Như vậy, bọc răng sứ có bị hôi miệng không phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Bạn hoàn toàn có cách khắc phục cho tình trạng này. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho quý độc giả có được những biện pháp hữu ích để không gặp phải tình trạng “khó xử” trong giao tiếp.  

5/5 - (1 bình chọn)
HOTLINE ĐẶT LỊCH HỖ TRỢ