Nhổ răng trẻ em nên tự nhổ hay đến nha khoa? Các lưu ý sau khi nhổ

Nhổ răng trẻ em đúng thời điểm đóng vai trò quan trọng với sự phát triển răng hàm của bé. Tuy nhiên, khi nào thì cần nhổ răng cho bé? Quy trình nhổ răng diễn ra thế nào? Cách chăm sóc cho bé sau nhổ răng đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề này. Phụ huynh cùng tìm hiểu để bỏ túi kinh nghiệm nhổ răng cho trẻ hiệu quả và an toàn.

Khi nào nên nhổ răng cho trẻ?

Với trẻ em, răng có vai trò quan trọng trong sự phát triển và định hướng vị trí mọc răng sau này. Ngoài ra, còn giúp trẻ cải thiện chức năng nhai và phát âm chuẩn.

Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Nhằm giúp bé hạn chế những ảnh hưởng xấu đến cả hàm răng.

  • Răng bị lung lay nhưng không thể tự rụng.
  • Răng sữa bị sâu gây đau nhức và sốt. Tình trạng này ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.
  • Răng sữa bị viêm và nhiễm trùng chóp răng.
  • Trường hợp viêm tủy không thể giữ lại.

nho-rang-tre-em

Có nên tự nhổ răng cho trẻ tại nhà?

Có nên tự nhổ răng cho trẻ tại nhà? Câu trả lời là “KHÔNG”.

Việc làm này không được các bác sĩ khuyến khích. Thay vào đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để thực hiện. Sở dĩ, nên nhổ răng trẻ em tại các cơ sở nha khoa là do:

  • Bộ răng đầu đời ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể. Đồng thời, còn ảnh đến đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, nếu phụ huynh nhổ sớm sẽ khiến trẻ bị đau, chảy máu. Điều này sẽ gây ám ảnh và ảnh hưởng đến tâm lý cho trẻ về sau.
  • Nếu duy trì đầy đủ răng sữa sẽ giúp trẻ đảm bảo chức năng nhai. Nhưng nếu nhổ sớm sẽ khiến trẻ bị đau. Từ đó, giảm sức nhai và giảm sự tương tác giữa hàm trên và dưới.
  • Răng sữa còn giúp trẻ phát âm chính xác và không bị ngọng.
  • Nhổ răng đúng thời điểm sẽ giúp xương hàm phát triển bình thường. Sau này các răng vĩnh viễn sẽ mọc đúng vị trí, giúp trẻ có hàm răng đẹp. Nếu nhổ răng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến xương hàm, mất định vị của răng vĩnh viễn. Điều này sẽ phá vỡ cấu trúc răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

nho-rang-tre-em-nha-khoa

Quy trình nhổ răng trẻ em tại Nha khoa

Quy trình nhổ răng trẻ em diễn ra như thế nào là mối quan tâm của rất nhiều phụ huynh. Thực tế, quy trình nhổ răng ở trẻ diễn ra nhanh chóng và đơn giản. Do đó, sẽ không khiến các bé bị đau đớn hay sợ hãi.

Cụ thể, quy trình nhổ răng trẻ em sẽ diễn ra như sau:

  • Bước 1: Khám răng tổng quát 

Trước khi nhổ răng trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát. Nhằm xác định độ phức tạp cũng như những trở ngại khi thực hiện.

Lúc này, phụ huynh cũng cần thông báo với bác sĩ về các bệnh trẻ đang mắc phải. Cụ thể như bệnh về máu, tim mạch hay có bị kích ứng không. Điều này sẽ giúp cho việc nhổ răng đảm bảo an toàn.

  • Bước 2: Sát khuẩn và gây tê 

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và sát khuẩn khoang miệng cho trẻ. Sau đó, tiến hành gây tê để tránh đau đớn cho trẻ.

  • Bước 3: Tiến hành nhổ răng 

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên khoa để nhổ răng. Thông thường, phụ huynh sẽ được ngồi cạnh để trò chuyện cùng bé. Giúp bé tránh bị sợ hãi và ít chú ý đến dụng cụ nhổ răng.

  • Bước 4: Kết thúc và tư vấn 

Bác sĩ kiểm tra vết thương vừa nhổ răng. Sau đó, dặn dò phụ huynh về cách chăm sóc răng cho bé sau khi nhổ.

Những lưu ý sau khi nhổ răng trẻ em

Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng trẻ em rất quan trọng. Giúp bé hạn chế bị đau đớn và giúp răng vĩnh viễn mọc nhanh hơn.

Theo đó, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cho bé cắn chặt bông gạc ở vị trí nhổ răng để cầm máu. Bởi sau khi nhổ răng máu sẽ chảy khá nhiều.
  • Cho bé uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cho bé uống nhiều nước lọc và các thực phẩm mềm như cháo, súp, sinh tố…
  • Nếu bé có những dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài, đau… Hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở nha khoa để được kiểm tra.

Ngoài những vấn đề trên, phụ huynh cần ghi nhớ không cho trẻ làm những việc sau:

  • Không sức miệng sớm bởi có thể khiến máu khó đông.
  • Không ăn kẹo cao su vì có thể gây nhiễm trùng ở vùng răng bị nhổ.
  • Nói không với đồ ăn cứng, lạnh.
  • Không để trẻ cho tay hoặc vật dụng khác đụng vào răng vĩnh viễn đang mọc. Bởi có thể khiến răng mọc lâu hơn hoặc mọc lệch.

Trên đây là tổng hợp thông tin về nhổ răng trẻ em mà các bậc phụ huynh cần quan tâm. Nếu phụ huynh còn thắc mắc cần hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn.

5/5 - (2 bình chọn)
HOTLINE ĐẶT LỊCH HỖ TRỢ